Tư vấn lập di chúc, phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật

Tư vấn lập di chúc, phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật

 

Công dân có quyền lập di chúc đề định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.Công dân có quyền lập di chúc đề định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Di chúc – Di sản – thừa kế

Xã hội càng phát triển thì người dân càng quan tâm đến di chúc chúc – Di sản – Thừa kế liên quan đến quyền lợi thiết thực của mình. Văn Phòng Luật Sư Phụng Việt xin cung cấp cho Quý  khách hàng thủ tục liên quân đến di chúc – Di sản – Thừa kế .

1. Di chúc:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

di-chuc

 

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

– Di chúc bằng văn bản có công chứng;

– Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

– Di chúc miệng: Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Di chúc hợp pháp:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

– Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

– Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định pháp luật.

– Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

2. Di tặng:

– Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

– Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.

3. Giải thích nội dung di chúc:

Trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì coi như không có di chúc và việc chia di sản được áp dụng theo quy định về thừa kế theo pháp luật.

4. Chia thừa kế theo pháp luật:

Người chết nếu không để lại di chúc, hoặc có di chúc nhưng không hợp lệ thì việc chia thừa kế được tiến hành theo quy định của pháp luật.

5. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

6. Nhận, từ chối nhận di sản:

– Người thừa kế có quyền nhận phần di sản từ người chết nếu người chết đồng ý di tặng một phần tài sản cho mình, hoặc từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

– Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

– Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

7. Dịch vụ của Văn Phòng Luật Sư Phụng Việt cung cấp:

– Tư vấn soạn thảo di chúc.

– Tư vấn chia di sản thừa kế theo pháp luật, di chúc.

– Khai nhận di sản, từ chối nhận di sản thừa kế.

– Kết hợp cùng phòng công chứng, UBND làm thủ tục Công chứng, chứng thực di chúc theo đúng quy định của pháp luật.

– Tư vấn các vấn đề liên quan đến di chúc – di sản – thừa kế khác.

Mọi vấn đề cần trao đổi liên quan đến các thông tin trên, xin quý khách vui lòng liên hệ với Văn phòng Luật sư Phụng Việt để được biết thêm chi tiết.

Thông tin liên hệ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHỤNG VIỆT

CN1: 43 Hoàng Hoa Thám, P.6, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

CN2: 395B Bùi Đình Túy, P.14, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

Tel: 028 6673 3096

Hotline: 0973 98 99 880989 022 851

Website: https://www.luatsu.eu

Email: luatsuphungviet@gmail.com